Gelato Chef hôm nay sẽ chia sẻ – trình bày về quá trình vận hành 1 cửa hàng từ lúc thuê mặt bằng lên kế hoạch trang trí cửa hàng -> Cho đến chọn sản phẩm – Giá bán -> Tuyển nhân viên … Những vấn đề khó khăn và phát sinh trong lúc xây dựng 1 cửa hàng từ con số âm
Kem tươi với nhiều loại hương vị độc đáo khác nhau đang trở thành món ăn vặt hấp dẫn không thể thiếu của giới trẻ. Với xu hướng này, có rất nhiều ý tưởng kinh doanh kem tươi mới mẻ bạn có thể bắt đầu như mở quán kem ly, cốc kem, hộp kem, lẩu kem,…Phải nói rằng, đây là các món ăn vặt mang tính chất giải khát có thể tận dụng để kinh doanh trong cả mùa lạnh và mùa nóng. Thưởng thức kem vừa giúp cơ thể sảng khoái, giải tỏa stress lại là yếu tố gắn kết bạn bè, người thân với nhau, nên bán kem là một lựa chọn khá thiết thực cho bạn.
Thực tế hiện nay có rất nhiều tiệm kem mở ra, nhưng để thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong mùa hè nóng bức thì chưa có. Một tiệm kem tươi ngon được đánh giá ở nhiều mặt, trong đó có giá cả, chất lượng kem, sự đa dạng các loại kem, cách bày trí quán, phong cách phục vụ,…giúp khách thường xuyên ghé thăm hơn.
đầu tư mở tiệm kem, thuê mặt bằng nguồn: Internet
Ngoài việc bạn đầu tư mở tiệm kem, thuê mặt bằng và các vật dụng đựng kem, bảo quản và làm kem, bạn hoàn toàn có thể bán kem online qua các ứng dụng đặt đồ ăn, website và fanpage, Instagram….
Nếu lựa chọn nhượng quyền thương hiệu, bạn cần chọn các thương hiệu nổi tiếng, có thị phần lớn, chất lượng đảm bảo và đã có thành công nhất định trên thị trường. Việc mua lại thương hiệu sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế về việc chủ động nguồn hàng, menu hay thiết kế cửa hàng. Dù mất một khoản phí nhượng quyền trả trước nhưng bù lại, bạn sẽ được hướng dẫn về quá trình kinh doanh, quản lý cũng như cách thức vận hành của mô hình đó. Đối với hình thức tự mở thương hiệu riêng, bạn hoàn toàn được tự do về quản lý tài chính, lựa chọn nguồn nguyên liệu, thiết kế menu hay trang trí cửa hàng theo sở thích. Thế nhưng, đây lại là một thách thức không nhỏ khi bạn phải tự mình lên kế hoạch cho toàn bộ mô hình kinh doanh, kiểm soát quy trình quản lý và chịu nhiều rủi ro hơn.
1. Mở quán kem tươi cần bao nhiêu vốn và mặt bằng như thế nào?
Cũng giống như kinh doanh các sản phẩm khác, điều đầu tiên quyết định bạn có thể kinh doanh kem tươi hay không là nhờ vào vốn. Vốn đầu tư tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn chọn lựa.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, ít vốn thì nên mở quán kem tươi quy mô nhỏ. Còn nếu có nhiều vốn, có kinh nghiệm quản lý rồi thì bạn có thể mở quán kem tươi ở quy mô vừa và lớn. Một mô hình quán kem tươi nhỏ sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn là quy mô to. Với một mô hình nhỏ, nguồn vốn bạn cần chuẩn bị dao động từ 50 – 100 triệu đồng. Số tiền này được chi cho các khoản sau:
- Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng – cửa hàng kinh doanh.
- Tiền sửa chữa và thiết kế quán kem nhỏ.
- Tiền mua sắm các dụng cụ làm kem, bàn ghế, tủ kệ trưng bày.
- Tiền sắm các trang bị, vật dụng, máy móc làm kem tươi kinh doanh nhỏ, tủ đông cho kem, cốc, ly, đĩa đựng kem, nguyên liệu làm kem và những loại thiết bị khác.
- Nguồn tiền dự phòng riêng để chuẩn bị cho những tháng đầu khi kinh doanh kem chưa hoàn vốn.
Mở quán kem cần chuẩn bị vốn thật nhiều để đề phòng rủi ro phát sinh nguồn: Internet
Mách nhỏ với bạn nếu kinh doanh quán kem với mô hình nhỏ: Bạn cần 1 máy làm kem tươi cho quán nhỏ với giá khoảng 30 – 40 triệu. (Mua máy cũ khoảng 10 – 20 triệu), tủ đông 10 triệu, thêm bàn ghế, cốc, chén, ly, thìa… khoảng 15 triệu nữa.
Như vậy mới mô hình này bạn cần phải có 50 – 70 triệu mới có thể lo liệu xong những bước đầu cho kinh doanh kem tươi. Còn đối với kinh doanh kem tươi với quy mô lớn hơn, ước chừng bạn phải mất khoảng 200 triệu cho vốn đầu tư đấy. Khi đã có các vật dụng máy móc làm kem tươi, bạn phải mua nguyên liệu làm kem.
Hãy tìm hiểu những nguồn nguyên liệu chất lượng, giá cả hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên tìm hiểu nhiều nhà cung cấp để có được nguồn nguyên liệu hợp ý nhất. Khi đã chọn được nhà cung cấp, hãy làm hợp đồng hay những thỏa thuận để đôi bên có thể hợp tác lâu dài.
Với các vật dụng, công cụ, nguyên liệu cần mua, bạn nên lập ra một danh sách chi tiết và nên tìm hiểu, liên hệ tham khảo với những nhà cung cấp trước khi quyết định mua hàng hay hợp tác lâu dài. Các bạn có thể dễ dàng tự tìm hiểu thông tin và giá cả các mặt hàng trên các trang website, forum… để chọn lựa cho mình một nhà cung cấp chất lượng, ổn định và phù hợp với túi tiền.
Do đặc thù sản phẩm món kem luôn được tất cả đối tượng khách hàng yêu thích từ trẻ em – phụ nữ , đàn ông và tuổi teen đều là đối tượng của sản phẩm kem với đa dạng hương vị và nhiều cách thưởng thức và kết hợp các món ăn tạo nên sự mới lạ .
Vì vậy , nếu bạn là người mở cửa hàng mới và với mô hình chuyên kem thì hãy nhắm tới các vị trí khu vực dân cư đông đúc và có đối tượng học sinh – trẻ em- tuổi teen nhiều thì cơ hội thành công của bạn càng cao .
mô hình chuyên kem nguồn: Internet
Mô hình cửa hàng nhắm tới đối tượng tuổi teen thì xây dựng và trang trí theo mô hình trang trí hiện đại mang hướng dễ thương và đẹp mắt tốt nhất là bạn nên tham khảo một số mô hình trang trí cửa hàng với nhiều cách trang trí rất đẹp mặt , có 1 mô hình trang trí cửa hàng đẹp bạn đã thành công 40% vì khách hàng có chỗ “selfie” post facebook như thế đã giới thiệu cho cửa hàng bạn rất nhiều rồi đó ạ !
Cùng với mô hình chuyên kem bạn có thể kết hợp các món nước uống hiện đại như : trà sữa hiện đại – các loại trà như hồng trà – trà đài loan – trà trái cây đang được rất nhiều đối tượng yêu thích đặc biệt là tuổi teen và thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng gia tăng lợi nhuận !
Nghiên cứu đối thủ, khách hàng tiềm năng và lập kế hoạch
Trước khi tiến hành quảng cáo thương hiệu của mình, bạn cần nghiên cứu thật kỹ về khách hàng tiềm năng. Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, sở thích, thói quen mua hàng và khả năng thu nhập của họ, … bạn mới nên lên menu, thiết kế quán và cân nhắc giá thành để phù hợp với đối tượng mà mình muốn hướng tới.
Trước khi tiến hành quảng cáo thương hiệu, bạn cần nghiên cứu kỹ về khách hàng tiềm năng của mình. Nguồn: Internet
Đối thủ cạnh tranh của bạn không chỉ là các quán kem tươi trong khu vực, mà đó còn là các thương hiệu lớn cùng ngành. Để thành công trong kinh doanh, bạn cần nghiên cứu các đối thủ của mình thông qua nhiều khía cạnh như: số lượng khách hàng, chi tiết menu, giá thành sản phẩm, phong cách phục vụ, cách bày trí… Nếu làm tốt bước này, khả năng thành công cho quán kem tươi của bạn đã là 30%.
3. Kinh nghiệm thuê nhân viên cho quán kem tươi
Người phục vụ ( oder bàn ) – Cho Cửa Hàng Kem Tươi
Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ với 1 phong cách ứng xử niềm nở và am hiểu sở thích trước mọi khách hàng. Và đặc biệt, có thể đưa ra những lời khuyên, gợi ý bổ ích để khách hàng dễ dàng lựa chọn thực đơn khi họ cần thiết.
Người Đầu Bếp – Cho Cửa Hàng Kem Tươi
Đối với đầu bếp, ngoài về yếu tố làm kem tươi ngon và sạch sẽ, bạn cần chọn những người có đam mê về đồ ăn vặt, tráng miệng cũng như các loại kem… Thông qua đó, có thể sáng tạo ra những sản phẩm kem mới độc đáo nhưng lại phù hợp với thị hiếu của nhiều khách hàng.
Người quản lý – Cho Cửa Hàng Kem Tươi
Người quản lý giữ 1 vai trò rất quan trọng trong quán kem. Vị trí này đòi hỏi 1 sự tận tâm cũng như khả năng nắm bắt từng chi tiết nhỏ nhất. Hơn nữa, phải có kinh nghiệm và có mối quan hệ với các nhà cung cấp về thực phẩm, hàng hóa. Kỹ năng rất cần thiết của người quản lý đó là khả năng quan sát, ứng biến, sắp xếp. Đồng thời biết cách làm nổi bật phong cách và cá tính của quán cũng như nghệ thuật thú hút khách hàng v.v…
Người quản lý nguồn: Internet
Bên cạnh đó, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng đội ngũ nhân viên cho cửa hàng kem. Khi đăng tuyển các vị trí cho đơn vị mình cần lưu ý 1 số điểm sau. Đó là mô tả công việc họ sẽ làm, yêu cầu của bạn đối với họ và quyền lợi họ được nhận….
1 số câu hỏi đặt ra là bạn có đủ ngân sách để thuê ở địa điểm đó không? Gần đó có chỗ để xe miễn phí không?…
Ví dụ dưới đây về cách tuyển dụng người cho 1 số bộ phận của cửa hàng kem:
Người Quản Lý
_ Lương khởi điểm: 6,000,000VNĐ– 8,000,000VNĐ
_ Mô tả công việc:
+ Quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của quán, đảm bảo quán được vận hành 1 cách hiệu quả, khách hàng sẽ luôn nhận được chất lượng và dịch vụ tốt nhất
+ Quản lý quán, bao gồm các hoạt động kinh doanh, nhân sự, thương hiệu, khách hàng, tài sản ….
+ Lập kế hoạch PR, marketing, Website, Facebook … để xây dựng và quảng bá thương hiệu của cửa hàng kem .
+ Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên tốt nhất
+ Lên kế hoạch công việc, bố trí các ca làm việc, điều động, sắp xếp, giám sát nhân viên nhằm đảm bảo quán vận hành hiệu quả
+ Duy trì, kiểm soát tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Giải quyết các sự cố, thắc mắc, phàn nàn của quý khách
_ Quyền lợi:
+ Được hỗ trợ suất ăn trong ca
+ Làm viêc môi trường năng động, tăng lương và thưởng theo chế độ.
+ Ký hợp đồng sau 3 tháng làm việc
+ Lương thưởng tháng 13
+ Bảo hiểm theo quy định hiện hành
_ Yêu cầu:
+ Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành liên quan.
+ Có kinh nghiệm về quản lý café, nhà hàng, đặc biệt là cửa hàng kem
+ Trung thực, cởi mở có trách nhiệm cao trong công việc
+ Khả năng đối ứng khách hàng và xử lý tình huống linh hoạt.
Người phục vụ
_ Mức lương khởi điểm : 3,500,000VNĐ – 5,000,000VNĐ
_ Mô tả công việc:
+ Đón khách, giới thiệu thực đơn
+ Ghi order cho khách
+ Phục vụ kem tại bàn
+ Dọn dẹp bàn sau khi khách rời quán
+ Các yêu cầu khác theo yêu cầu quản lý
_ Quyền lợi:
+ Được hỗ trợ cơm trưa
+ Làm viêc môi trường năng động, tăng lương và thưởng theo chế độ.
_ Yêu cầu:
+ Ưu tiên sinh viên có kinh nghiệm trong việc phục vụ, bán hàng.
+ Chăm chỉ và nhiệt tình.
Vâng, đó là cách tuyển cho cửa hàng kem 1 đội ngũ cán bộ, nhân viên hiệu quả và cụ thể nhất. Hy vọng, bạn sẽ có 1 cửa hàng kinh doanh kem thành công và đội ngũ nhân viên xuất sắc.
Học hỏi, nâng cao tay nghề làm kem tươi
Để phát triển mô hình kinh doanh kem tươi, bạn nên tham gia vào các khóa học để nâng cao tay nghề và cải thiện kỹ năng làm kem. Bên cạnh đó, việc nhanh chóng cập nhật xu hướng làm kem mới, bổ sung nguyên liệu từ các nguồn trong và ngoài nước cũng là yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Học hỏi, nâng cao tay nghề làm kem tươi là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn phát triển mô hình kinh doanh của mình. Nguồn: Internet
Nhiều thợ làm kem tươi nổi tiếng cũng thường xuyên mở các khóa học hay những buổi chia sẻ kinh nghiệm, bạn nên tận dụng những cơ hội này để có thêm ý tưởng cho quán kem của mình. Ngoài ra, người làm kinh doanh cũng cần chủ động học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng phát triển hệ thống tương tự, hoặc tìm hiểu các mô hình kinh doanh thành công cùng ngành. Đây là yếu tố quan trọng có thể giúp bạn tránh những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp cũng như duy trì kinh doanh trong thời gian dài.
4. Đăng ký kinh doanh cho quán kem tươi
Kinh nghiệm khi mở quán kem là để cửa hàng của bạn đi vào hoạt động, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh. Vì thuê tiệm kinh doanh nên bắt buộc bạn phải tới phường, xã nơi đặt địa điểm kinh doanh để làm giấy phép. Tiệm kem của bạn chỉ đóng thuế khoán theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
5. Kinh nghiệm chọn nguồn nguyên liệu khi kinh doanh kem tươi
Khi mới bắt đầu mở quán kem, bạn cần phải tìm hiểu kỹ về tất cả những dòng kem hiện có trên thị trường và cách làm kem tươi kinh doanh. Ngoài ra, hãy tìm hiểu cách thức bảo quản kem trước khi bắt đầu mở tiệm kinh doanh để tránh xảy ra vấn đề về chất lượng.
Kinh nghiệm mở quán kem đắt khách là gì? – chọn nguyên liệu tốt Nguồn: Internet
Cần phải tìm hiểu kỹ về nguồn nguyên liệu đầu vào thật đảm bảo, chất lượng và có giá cả hợp lý. Có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp trên mạng, thông qua các website, forum, group Facebook. Sau đó, hãy đến tận nơi và khảo sát để nắm rõ được tình hình.
Nhà cung cấp phải luôn cung ứng đầy đủ theo đúng hợp đồng 2 bên. Nên tham khảo và tìm hiểu để chọn được nhà cung cấp tốt nhất. Như vậy thương hiệu kem tươi của bạn mới uy tín, chất lượng, sạch sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
6. Thời điểm hợp lý để kinh doanh kem tươi
Thời gian khởi nghiệp nên chọn mùa hè đối với việc mở tiệm kem tươi. Những ngày nắng nóng nhu cầu giải khát của con người vô cùng cao, tại sao lại không kinh doanh chứ?.
Menu cần phải đa dạng và hấp dẫn. Phải có nhiều loại kem, đủ loại hương vị để khách hàng có thể thử nghiệm và muốn quay lại thưởng thức tiếp.
Ngoài kem, bàn ghế, menu phải được thiết kế đẹp mắt gồm tên + ảnh + giá của sản phẩm. Để đa dạng sản phẩm, hãy bán kèm thêm các loại nước giải khát khác để phục vụ sở thích khác của khác như nước ép hoa quả, sinh tố, hạt dưa, hướng dương, nước ngọt,…
Lưu ý: nên thiết kế menu cùng phong cách với nhãn mác của tên cửa hàng để tạo thành một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
8. Xây dựng kế hoạch mở quán kem tươi
Bạn nên lập bảng thống kê đầy đủ các thiết bị, nguyên liệu, vật dụng cần phải mua và lên phương án thay thế dự phòng nếu có vấn đề. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự như thế nào là hợp lý.
Quan trọng nhất, hãy xây dựng bảng kế hoạch thu – chi chính xác các khoản của cửa hàng để cuối tháng có được sự tổng quan lỗ, lãi rõ ràng nhất.
Các kế hoạch Marketing cũng phải triển khai đồng đều như làm bằng rôn, biển hiệu, tờ rơi, quảng cáo … để thu hút khách hàng. Về phương diện quảng cáo, bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook hoặc các trang địa điểm ăn uống như Foody, Lozi,… càng được nhiều người biết đến quán hơn. Khi hoạt động hiệu quả rồi, nên có các chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng để củng cố thương hiệu của quán.
thu hút khách hàng Nguồn: Internet
Hy vọng những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc kinh doanh mở quán của mình. Nếu muốn nâng cao tay nghề làm kem tươi và chuẩn bị một menu hấp dẫn để phát triển kinh doanh, bạn hãy điền ngay vào form học làm kem hoặc liên hệ đến 0964910739 để được tư vấn ngay nhé!